Hình ảnh sản phẩm

DỰ ÁN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tổng diện tích đất xin thuê là 300 ha.

Gồm:

+ Diện tích trồng dược liệu chuyên canh (đinh lăng, địa liền): 200 ha.

+ Diện tích trồng thử nghiệm dược liệu dưới tán (sả, nghệ, gừng,…): 90 ha.

+ Khu nhà máy chế biến, các công trình điều hành, giao thông nội đồng, hồ chứa & xử lý nước tưới,…: 10 ha.

Bình Phước đột phá trong thu hút đầu tư

Với chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng, đặc biệt là quan điểm xuyên suốt “đồng hành cùng các nhà đầu tư và doanh nghiệp” và việc tập trung nguồn lực chi cho đầu tư phát triển nông – lâm nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp,  những năm gần đây, Bình Phước đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế - xã hội nhiều màu sắc.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước là cầu nối giữa Đông Nam bộ và Tây nguyên, cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây. Đặc biệt, ở vị trí tiếp giáp với tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, là những trung tâm kinh tế lớn, năng động của cả nước, Bình Phước có nhiều lợi thế trong liên kết vùng, giao thương, tập kết và trung chuyển hàng hóa. Phát huy các lợi thế đó, những năm qua, Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư. Nhiều chính sách thu hút đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp (DN) đã được triển khai thực hiện. Trong đó, trọng tâm là việc tỉnh đã thành lập Tổ phản ứng nhanh tháo gỡ khó khăn cho DN do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, cho thấy khát vọng thu hút đầu tư và tinh thần đồng hành với DN. Đặc biệt, hằng tháng, quý, định kỳ lãnh đạo tỉnh tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Bình Phước phấn đấu thành địa phương nông nghiệp công nghệ cao

Sau buổi làm việc với tỉnh Bình Phước, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có kết luận về định hướng phát triển cho tỉnh này, trong đó nhấn mạnh cần phát triển hướng đến thành một trong những địa phương tiên phong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Thủ tướng, dù năm 2020 bị tác động của COVID-19 nhưng Bình Phước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, với 21/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,51%; sản xuất công nghiệp tăng 12,5%, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 7,3% so với năm 2019.

Cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt, đạt những bước tiến đáng khích lệ; lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bình Phước còn tồn tại như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch đề ra; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn hạn chế; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao; tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công còn chậm…

Để khắc phục bất cập và phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng yêu cầu Bình Phước chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trước mắt tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân...

Thúc đẩy phát triển hướng đến trở thành một trong những địa phương tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp nâng cao hiệu quả nông nghiệp, tạo chuỗi sản xuất lớn, hình thành và thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu, tiềm năng và thế mạnh; phấn đấu có nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên địa bàn Tỉnh.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nhanh chóng xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, gắn với quy hoạch vùng Đông Nam bộ và liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng có ý nghĩa chiến lược và mang tính đột phá. Trong đó, xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai 10 dự án trọng điểm đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI.

Bình Phước sẽ thu hồi hơn 18.800 ha đất phục vụ phát triển kinh tế

Năm 2021 tỉnh Bình Phước sẽ thu hồi đất để phục vụ 615 dự án với tổng diện tích 18.805 ha phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trước đó, tại buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 7/7/2020, tỉnh Bình Phước đã kiến nghị các cơ quan chức năng của Quốc hội hỗ trợ chấp thuận cho tỉnh quy hoạch 70.000 ha để phát triển công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời, xin mở rộng 3 khu công nghiệp gồm Minh Hưng III, Bắc Đồng Phú và Minh Hưng Sikico. Trong số diện tích đất xin quy hoạch trên có 40.000 ha đất thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và 30.000 ha đất trồng cao su của tỉnh./. 

Sun Medical Group vào cuộc với 300 hecta đất nông nghiệp

Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.

Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng của tỉnh Bình Phước.

Việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được nâng cao.

Mặt khác, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà tuy có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ mang tính hàng hóa thực sự, trong khi Công ty chúng tôi cơ bản đã hình thành bộ phận hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ… để chúng tôi có thể trực tiếp khảo nghiệm, thực nghiệm sản xuất các mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái, từ đó hình thành chuỗi khép kín chế biến sản phẩm công nghệ cao để cung cấp sản phẩm có chất lượng ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ đó hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh, làm cơ sở cho việc sản xuất, mang tính hàng hóa lớn và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Ngoài ra, đối với ngành Thảo dược là nguồn tài sản vô giá, giải quyết được hầu hết các bệnh ở người như viêm gan B, viêm não, tiểu đường, kiết lị, tiêu chảy, … Điểm ưu việt của sản phẩm chiết suất từ thảo dược là không những trị dứt bệnh trong thời gian ngắn mà còn tạo ra nguồn thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất kháng sinh, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.

Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này.

Mục tiêu dự án.

Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng trồng cây dược liệu công nghệ cao cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chiết xuất.

Xây dựng vùng trồng ứng dụng công nghệ cao. Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng cây dược liệu theo mô hình chuyên canh và mô hình trồng dưới tán ứng dụng công nghệ cao cho người dân trên địa bàn, đồng thời ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân sản xuất, từ đó tạo sự lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và cây dược liệu nói riêng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong tỉnh.

Chung tay, góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bình Phước theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Quy mô đầu tư của dự án.

Tổng diện tích đất xin thuê là 300 ha. Gồm:

Diện tích trồng dược liệu chuyên canh (đinh lăng, địa liền): 200 ha.

Diện tích trồng thử nghiệm dược liệu dưới tán (sả, nghệ, gừng,…): 90 ha.

Khu nhà máy chế biến, các công trình điều hành, giao thông nội đồng, hồ chứa & xử lý nước tưới,…: 10 ha.